Công thức Cà Ri Gà nước Cốt dừa đậm đà đưa cơm ngày mưa
Ngày mưa còn gì tuyệt hơn là làm chút Cà Ri Gà Cốt Dừa đậm đà cay cay ăn cơm hay bánh mì đều ấm cái bụng. Muốn nấu Cà ri gà ngon thì cùng vào bếp với Việt San […]
Xem tiếp...Ý chính
Đạu nành và gia trị dinh dưỡng
Đậu nành hay đỗ tương, đậu tương là loại cây họ Đậu, là loài bản địa của Đông Á.Loại đậu này chứa các chất chống oxy hóa và các dưỡng chất từ thực vật có lợi cho sức khỏe.
Đậu nành chủ yếu chứa nhiều protein nhưng cũng chứa một lượng lớn đường và chất béo.
Tác dụng của đậu Nành đối với sức khỏe
Một cuộc khảo sát của các nhà khoa học thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) cho thấy bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, dùng 3 khẩu phần đậu nành mỗi ngày đem lại nhiều ích lợi cho phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.
Bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể.
Theo một cuộc khảo sát, bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể. “Dùng đậu nành là một phần của chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim”, Wahida Karmally – Giám đốc dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu Irving – nói.
Còn theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA), thêm 25g protein từ đậu nành mỗi ngày có tác dụng giảm lượng chất béo bão hòa, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học thuộc Hội mãn kinh ở Bắc Mỹ đã kết luận- Đậu nành và các chất chiết từ đậu nành có tác dụng giảm huyết áp tâm trương, giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu (tức LDL-cholesterol), ngăn chặn sự tiến triển của các mãng xơ vữa, cải thiện tính đàn hồi của động mạch. Do đó, ở Mỹ, cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) từ năm 1999 đã cho phép dùng đậu nành để làm giảm nguy cơ động mạch vành.
Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ khẳng định chế phẩm từ đậu nành rất giàu dinh dưỡng và ăn một khẩu phần đậu nành mỗi ngày giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất. “Đậu nành cung cấp nhiều chất quan trọng như kali, ma-giê, chất xơ, chất chống ô-xy hóa”, hãng tin New Kerala dẫn lời chuyên gia Katherine Tucker cho biết.
Triệu chứng của mãn kinh khởi đầu từ 3-5 năm trước khi mãn kinh thực sự, tiếp tục tăng vào tuổi mãn kinh và 4-5 năm sau mãn kinh, chỉ ngừng khi cơ thể thích nghi với cân bằng hormon mới.Các triệu chứng thường thấy là bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ, trầm cảm, đái dầm, lão hóa da, rụng tóc, bệnh tim mạch, suy giảm nhận thức…
Liệu pháp thay thế hormon có hiệu lực cao nhưng cũng có nhiều tai biến (rối loạn nội tiết, ung thư…) nên không kéo dài quá 5 năm. Phụ nữ phương Đông, so với các nước phương Tây, ít phàn nàn về các rối loạn của mãn kinh. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy các dân tộc phương Đông dùng nhiều đậu nành với nhiều cách chế biến khác nhau.
Gần đây, người ta phát hiện thấy trong hạt đậu nành có isoflarm còn gọi là estrogen thực vật (phytoestrogen); hoạt chất này góp phần làm cân bằng hormon ở phụ nữ mãn kinh, cải thiện rõ rệt các triệu chứng khác của tuổi mãn kinh như- Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, trầm cảm, khô âm đạo…
Thống kê dịch tễ học cho thấy- Tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ châu Á thấp hơn rõ rệt so với phụ nữ ở các nước phương Tây. Kết quả này có liên quan tới sử dụng nhiều thức ăn chế biến từ đậu nành. SI (isoflarm của đậu nành) làm tăng mật độ khoáng tại các đốt sống 1,2 đến 1,4 lần (so sánh với phụ nữ dùng thức ăn ít có đậu nành). Ở chuột thực nghiệm, SI làm giảm nguy cơ loãng xương do ức chế hoạt tính của hủy cốt bào, nên có tác dụng hiệp đồng chống tiêu xương.
Genistein trong đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào, và chất ức chế Protease BowmanBirk có trong Protein đậu nành,
Thống kê dịch tễ học cũng cho thấy một số loại khối u phụ thuộc vào hormon (ở màng trong tử cung, ở vú, buồng trứng…) có tỷ lệ rất thấp ở phụ nữ châu Á. Nhận xét này có liên quan tới chế độ ăn giàu đậu nành ở công dân châu Á. Kết quả nghiên cứu về thực nghiệm và lâm sàng cho thấy SI (isoflarm ở đậu nành) có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư ở tử cung, vú và buồng trứng. Hướng nghiên cứu này đang được tiếp tục.
Genistein trong đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào, và chất ức chế Protease BowmanBirk có trong Protein đậu nành cũng có thể ức chế sự khởi phát ung thư. Chất Daidzein trong Protein đậu nành, nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, để phá hủy những chất có hại cho cơ thể, do đó có tác động lên việc giảm nguy cơ bị ung thư.
Xương muốn chắc khỏe phải nhờ Calcium, nhưng điều quan trọng không phải là lượng Calcium đưa vào cơ thể, mà là cơ thể có giữ được Calcium lại đủ để làm cho xương chắc khỏe không?
Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng những phụ nữ dùng nhiều đạm động vật sẽ gây mất Calcium qua nước tiểu, do đó sẽ có nguy cơ gãy xương nhiều hơn là những phụ nữ dùng Protein thực vật. Nghiên cứu cho thấy rằng dùng Protein đậu nành, đặc biệt là Isoflavones có thể có tác động tốt lên đậm độ khoáng trong xương ở những phụ nữ mãn kinh mà không dùng Ostrogen thay thế.
Trong dinh dưỡng bột đậu nành trộn với bột ngũ cốc, dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh, người bị bệnh đái tháo đường, bệnh gút… Trong công nghiệp dược, bột đậu nành dùng trong môi trường nuôi cấy kháng sinh. Thống kê cho thấy trong 100 ngàn tấn acid glutamic dùng trên thế giới, 1/3 do thủy phân đậu nành.
Do có sự cân bằng giữa tác dụng điều trị và độ an toàn, lại dễ sử dụng nên physoestrogen của đậu nành được xếp vào loại “chất bổ dinh dưỡng”, không cần đơn kê của thầy thuốc.
Đậu Nành có thể tìm mua ở các cửa hàng thực phẩm khô hoặc ở các chợ, nhưng tốt nhất nên mua ở các siêu thị, cửa hàng lớn, uy tín có thương hiệu rõ ràng và hạn sử dụng có in trên bao bì, để đảm bảo chất lượng và an toàn.
Hiện Việt San có kinh doanh đậu Nành đóng gói 150gr, 300gr, 500gr, tham khảo sản phẩm đậu nành Việt San đóng gói nhé.
Đậu nành Việt San
Ngày mưa còn gì tuyệt hơn là làm chút Cà Ri Gà Cốt Dừa đậm đà cay cay ăn cơm hay bánh mì đều ấm cái bụng. Muốn nấu Cà ri gà ngon thì cùng vào bếp với Việt San […]
Xem tiếp...Phổ tai là một loại rong biển được phơi khô, thường được sử dụng trong nấu ăn và đặc biệt là các món chè kiểu Hoa. Vậy phổ tai có công dụng gì đối với sức khỏe? Hãy cùng Việt […]
Xem tiếp...Những ngày Lễ chùa đầu năm, người ta thường chọn Nếp Bắc để nấu món Xôi Gấc đặt lên bàn thờ, cầu cho năm mới nhiều may mắn, bình an và đủ đầy.
Xem tiếp...Bên cạnh việc lựa chọn nguyên liệu tươi ngon thì việc lựa chọn bánh tráng cũng là một trong những yếu tố quan trọng để món cuốn của bạn trở nên hoàn hảo. Bánh tráng để cuốn gỏi cần đảm […]
Xem tiếp...Ngon hơn cả bánh trung thu thập cẩm 2 trứng là mấy món Nem từ Thính Gạo Việt San. Thính gạo là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt nhưng chưa chắc bạn đã được thưởng thức […]
Xem tiếp...Nhắc đến đậu phộng chiên muối chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới món ăn vặt bùi bùi, giòn thơm và cực kì gây nghiện trong các cuộc vui cùng bạn bè hay khi nhâm nhi và thưởng thức các […]
Xem tiếp...Gà tiềm thuốc bắc vốn là món ăn có xuất xứ từ người Hoa nhưng từ lâu đã trở thành món ngon quen thuộc tại Việt Nam. Gà tiềm thuốc bắc là món ăn không chỉ mang hương vị thơm […]
Xem tiếp...Xôi nếp than đậu xanh cốt dừa là một món dân dã đặc biệt thơm ngon, gây nghiền với cách chế biến đơn giản, được rất nhiều người yêu thích.
Xem tiếp...Mủ Trôm là một trong những kho báu ẩn sau thiên nhiên với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cùng hương vị đặc biệt làm cho các món ăn nhẹ trở nên đặc sắc. Mủ trôm là gì? Mủ […]
Xem tiếp...Ô mai từ lâu đã trở thành món ăn vặt tuổi thơ của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn nữ. Trong đó, ô mai mận có thể xem là huyền thoại trong lòng mỗi chúng ta. Vậy hãy […]
Xem tiếp...Chè Sâm Bổ Lượng là một món ăn nhẹ bổ dưỡng và thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để chế biến món ăn này cũng khá cầu kì và cần nhiều nguyên liệu khác nhau. Để giúp […]
Xem tiếp...Hương thơm thoang thoảng từ cốm dẹp lan tỏa cùng vị đậu xanh bùi bùi làm cho chén chè càng thêm cuốn hút từ thị giác đến vị giác. Thử làm ngay Chè Cốm Đậu Xanh cùng Việt San nhé.
Xem tiếp...