7-Eleven là chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng chuyên bán hàng tạp hóa, hiện đã có mặt ở 16 quốc gia khác với tổng số hơn 56.400 cửa hàng trên toàn thế giới, riêng Nhật Bản có hơn 15.000 cửa hàng.
Tại châu Á, thương hiệu này hiện có mặt tại các nước- Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Macau, Singapore, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc. Ông Toshifumi Suzuki, Giám đốc điều hành Tập đoàn Seven & I Holdings (công ty mẹ của 7-Eleven) cho biết đây là thỏa thuận nhượng quyền thương mại đầu tiên của 7-Eleven ở châu Á từ sau thỏa thuận mở rộng thị trường tại Indonesia năm 2009. Ông hy vọng tổng số cửa hàng 7-Eleven sẽ cán mốc 80.000 cửa hàng trên toàn thế giới vào năm 2020. Dự kiến cửa hàng 7-Eleven sẽ có mặt ở Việt Nam vào năm 2017 theo thỏa thuận được ký kết giữa Công ty & I Holdings (Mỹ) và công ty Seven System Việt Nam (chủ chuỗi cửa hàng Pizza Hut tại Việt Nam).
Về mặt lịch sử, 7-Eleven được thành lập vào năm 1927 với cái tên “Bán nhanh”, đây là ý tưởng của Công ty Southland Ice có trụ sở tại Dalls, Texas (Mỹ). Sau đó đổi tên thành 7-Eleven vào năm 1946, có nghĩa là cửa hàng này mở cửa lúc 7h sáng và đóng cửa lúc 11h đêm. Đến năm 1962, từ sự việc có một số sinh viên đại học Texas chơi bóng đá đến khuya và vào cửa hàng để ăn uống, cửa hàng 7-Eleven tại Mỹ đã đáp ứng nhu cầu này của các bạn trẻ và bắt đầu mở cửa suốt đêm, vào cả ngày cuối tuần. Kết quả là văn hóa bán hàng 24/7 đã nhanh chóng lan rộng khắp chuỗi cửa hàng 7-Eleven trên toàn thế giới.
7-Eleven đã có sự phát triển mạnh mẽ, mặc dù có cùng có tính chất bán hàng tiện ích như nhau nhưng ở mỗi nước, 7-Eleven lại có những đặc trưng riêng về mặt sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ như ở Mỹ, 7-Eleven hơi giống các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini khác, ngoại trừ việc họ có thêm đồ uống với nhãn hiệu Slurpee tuyệt ngon.
Tại Indonesia, 7-Eleven giống như một quán cà phê quen thuộc với 65% khách hàng dưới 30 tuổi, phục vụ wifi miễn phí và có bàn ghế để ngồi cả bên trong và bên ngoài, đôi khi có cả “nhạc sống”.
Tại Đài Loan, 7-Eleven thậm chí còn phổ biến hơn cả Starbucks của người Mỹ. Chỉ riêng ở Đài Bắc, 7-Eleven có 4.400 cửa hàng, có những nơi có hai cửa hàng trên cùng một con phố. Ngoài việc mua đồ ăn và đồ uống, khách hàng có thể thanh toán thẻ tín dụng, đặt vé du lịch, mua các thiết bị điện tử nhỏ như máy nghe nhạc iPod và hay bơm lốp xe. Hơn thế nữa, Chính phủ còn cho phép người dân mua vé tàu, trả thuế, trả tiền phiếu khám sức khỏe cơ bản tại các cửa hàng 7-Eleven này.
Còn ở Nhật, ngoài các sản phẩm tiêu dùng phổ biến được bán như ở các nơi khác, cơm trưa hộp là sản phẩm rất chiến lược, ước tính 7-Eleven Nhật bán hơn 200 triệu phần cơm trưa hộp mỗi năm.
7-Eleven là chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng chuyên bán hàng tạp hóa, hiện đã có mặt ở 16 quốc gia khác với tổng số hơn 56.400 cửa hàng trên toàn thế giới, riêng Nhật Bản có hơn 15.000 cửa hàng.
Tại châu Á, thương hiệu này hiện có mặt tại các nước- Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Macau, Singapore, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc. Ông Toshifumi Suzuki, Giám đốc điều hành Tập đoàn Seven & I Holdings (công ty mẹ của 7-Eleven) cho biết đây là thỏa thuận nhượng quyền thương mại đầu tiên của 7-Eleven ở châu Á từ sau thỏa thuận mở rộng thị trường tại Indonesia năm 2009. Ông hy vọng tổng số cửa hàng 7-Eleven sẽ cán mốc 80.000 cửa hàng trên toàn thế giới vào năm 2020. Dự kiến cửa hàng 7-Eleven sẽ có mặt ở Việt Nam vào năm 2017 theo thỏa thuận được ký kết giữa Công ty & I Holdings (Mỹ) và công ty Seven System Việt Nam (chủ chuỗi cửa hàng Pizza Hut tại Việt Nam).
Về mặt lịch sử, 7-Eleven được thành lập vào năm 1927 với cái tên “Bán nhanh”, đây là ý tưởng của Công ty Southland Ice có trụ sở tại Dalls, Texas (Mỹ). Sau đó đổi tên thành 7-Eleven vào năm 1946, có nghĩa là cửa hàng này mở cửa lúc 7h sáng và đóng cửa lúc 11h đêm. Đến năm 1962, từ sự việc có một số sinh viên đại học Texas chơi bóng đá đến khuya và vào cửa hàng để ăn uống, cửa hàng 7-Eleven tại Mỹ đã đáp ứng nhu cầu này của các bạn trẻ và bắt đầu mở cửa suốt đêm, vào cả ngày cuối tuần. Kết quả là văn hóa bán hàng 24/7 đã nhanh chóng lan rộng khắp chuỗi cửa hàng 7-Eleven trên toàn thế giới.
7-Eleven đã có sự phát triển mạnh mẽ, mặc dù có cùng có tính chất bán hàng tiện ích như nhau nhưng ở mỗi nước, 7-Eleven lại có những đặc trưng riêng về mặt sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ như ở Mỹ, 7-Eleven hơi giống các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini khác, ngoại trừ việc họ có thêm đồ uống với nhãn hiệu Slurpee tuyệt ngon.
Tại Indonesia, 7-Eleven giống như một quán cà phê quen thuộc với 65% khách hàng dưới 30 tuổi, phục vụ wifi miễn phí và có bàn ghế để ngồi cả bên trong và bên ngoài, đôi khi có cả “nhạc sống”.
Tại Đài Loan, 7-Eleven thậm chí còn phổ biến hơn cả Starbucks của người Mỹ. Chỉ riêng ở Đài Bắc, 7-Eleven có 4.400 cửa hàng, có những nơi có hai cửa hàng trên cùng một con phố. Ngoài việc mua đồ ăn và đồ uống, khách hàng có thể thanh toán thẻ tín dụng, đặt vé du lịch, mua các thiết bị điện tử nhỏ như máy nghe nhạc iPod và hay bơm lốp xe. Hơn thế nữa, Chính phủ còn cho phép người dân mua vé tàu, trả thuế, trả tiền phiếu khám sức khỏe cơ bản tại các cửa hàng 7-Eleven này.
Còn ở Nhật, ngoài các sản phẩm tiêu dùng phổ biến được bán như ở các nơi khác, cơm trưa hộp là sản phẩm rất chiến lược, ước tính 7-Eleven Nhật bán hơn 200 triệu phần cơm trưa hộp mỗi năm.Tại thị trường Việt Nam, đây không phải lần đầu tiên có thông tin 7-Eleven sẽ có mặt tại đây. Trước đó, vào giữa năm 2013 cũng đã có thông tin chủ đầu tư – Tập đoàn CP All (Thái Lan) sẽ triển khai mô hình đầu tư trực tiếp chuỗi cửa hàng 7-Eleven trước khi nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin này sau đó nhanh chóng bị phủ nhận. Đến năm 2015, đại diện của 7-Eleven cho biết “7 – Eleven vào Việt Nam nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng Việt Nam và đóng góp vào việc hiện đại hóa các nhà bán lẻ nhỏ ở đất nước đông dân thứ 13 trên thế giới này”. Đối tác phía Việt Nam, Công ty Seven System Việt Nam cho biết công ty đã có kế hoạch xây dựng các chuỗi cửa hàng 7 – Eleven và nhượng quyền thương mại cho các doanh nhân địa phương.
Chuỗi cửa hàng 7-Eleven ở Việt Nam sẽ có các sản phẩm quốc tế nổi tiếng như đồ uống có ga Slurpee ướp lạnh và nước giải khát Big Gulp, kèm theo các loại thực phẩm tươi sống và một số món ăn có các công thức nấu ăn được phát triển theo khẩu vị của khu vực.
Món đồ uống nổi tiếng Slurpee của 7- Eleven được ra đời vì một lý do rất đơn giản. Vào cuối những năm 1950, các cửa hàng này hay bán chai đồ uống soda lạnh, nhưng khi ấy máy làm soda bị hỏng, các chai soda này được đặt vào tủ lạnh để làm lạnh và khi lấy ra, người ta thấy nước trong chai sô da này có dạng xốp xốp, uống nghe kêu lạo xạo, món đồ uống này trở nên rất đắt khách. Loại đồ uống này sau đó được đặt tên là Slurpee – mô phỏng lại âm thanh hút lạo xạo khi uống đồ uống đông lạnh đặc biệt này. Kể từ năm 2002, mỗi năm, 7-Eleven đều tặng miễn phí hàng triệu lít Slurpee vào ngày 7/11 để kỷ niệm sinh nhật của công ty. Điều này khiến các khách hàng quen thuộc của Slurpee rất phấn khích, dưới đây là hình ảnh về sản phẩm Slurpee.
Bạn hãy nhìn xem, các nam thanh nữ tú này dùng cả mũ, cả cốc cỡ lớn để đựng đồ uống Slurpee.
Một sản phẩm đồ uống nổi tiếng khác của 7-Eleven có tên là Big Gulp, đây là nước trái cây không cồn, có 5 vị- cola, vị trái cây, vị chanh, cam và vị quýt-mâm xôi với các dung tích khác nhau, các loại đóng hộp khác nhau để khách hàng có thể bảo quản và uống trong ngày tiếp theo hoặc thuận tiện khi mang đi cắm trại hay dã ngoại.
Đối với thị trường Việt Nam, các cửa hàng 7 – Eleven đầu tiên của Việt Nam dự kiến sẽ được mở tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 04/2017. Sau đó, số lượng các cửa hàng 7 – Eleven ở Việt Nam sẽ được mở rộng lên đến 100 cửa hàng trong khoảng thời gian ba năm tiếp theo và mở đến 1000 cửa hàng vào năm 2027.
Như vậy, sự có mặt của 7-Eleven cho thấy sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam đối với những thương hiệu lớn trên thế giới. Theo thông tin từ hãng kiểm toán Deloite, mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam không chỉ thể hiện ở tổng số dân là 90 triệu mà còn ở tốc độ đô thị hóa ở những thành phố lớn. Thị trường bán lẻ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định dù trải qua những giai đoạn kinh tế khó khăn, cụ thể là doanh số bán lẻ tăng 60% trong giai án đoạn 2009 – 2013 và dự báo đạt 109 tỷ USD vào năm 2017. Chính vì vậy, các hãng bán lẻ lớn trên thế giới đều nhận thấy tiềm năng lớn trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam.